line-graph-bieu-do-dang-it-hon-3-duong

Bài mẫu và bí quyết làm bài Writing Task 1 Biểu đồ đường (Line graph)

  1. Tổng quan biểu đồ đường

Dạng biểu đồ đường thường được dùng để thể hiện sự biến đổi của các thông số theo thời gian. Dưới đây là một vài bí quyết giúp bạn trình bày bài viết này dễ dàng hơn:

  • Bạn không cần đưa ra những con số trong phần tóm tắt mà chỉ nên đề cập đến những số liệu chung và nổi bật nhất: Overall change, highest and lowest …
  • Không mô tả từng đường số liệu riêng biệt, hãy đưa ra sự so sánh giữa các đường.
  • Hạn chế sử dụng các thể bị động (the number was increased), thì hiện tại tiếp diễn (the number was increasing), hoặc quá khứ hoàn thành (the number has increased).

Đọc thêm: Từ vựng IELTS chủ đề Advertising – Quảng cáo nâng cao

Có 2 dạng biểu đồ đường:

  • Dạng ít hơn 3 đường: Dạng này thường rất ít xuất hiện trong các đề thi. Đối với dạng này, chúng ta cần tập trung so sánh 2 đường với nhau gắn liền với yếu tố thời gian để làm rõ được xu hướng tăng hay giảm, giữ nguyên hay giao động của các đối tượng. Có thể nói đây là dạng dễ nhất của dạng bài biểu đồ Line graph.

writing task 1 line graph

Biểu đồ Line graph chỉ có 2 đường miêu tả các ngôn ngữ được lựa chọn bởi các học sinh 13 tuổi tại một trường học ở nước Anh từ năm 2000 đến bây giờ.

  • Dạng nhiều hơn 3 đường: Trong các đề thi IELTS từ năm 2017 trở đi thì thường sử dụng dạng biểu đồ đường có nhiều hơn 3 đường.

IELTS Writing Task 1 Line Graph

Biểu đồ Line graph có nhiều hơn 3 đường biểu thị thu nhập của 4 quán cà phê tại New York trong năm qua.

2. Cách viết Biểu đồ đường trong IELTS Writing Task 1

Để dễ hiểu bài, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu một ví dụ cụ thể sau:

Line GraphBiểu đồ Line graph thể hiện lượng khí thải CO2 trung bình của mỗi người ở 4 nước từ năm 1967 đến năm 2007

Bước 1: Phân tích đề bài

Phân tích đề bài rất quan trọng, nó sẽ quyết định việc bạn có đi đúng hướng hay không. Các bạn chỉ cần trả lời 5 câu hỏi sau để tìm hiểu rõ về đề bài:

  • Topic – Đối tượng của biểu đồ là gì? – Average carbon dioxide (CO2) emissions per person (lượng khí thải CO2 trung bình của mỗi người)
  • Place – Số liệu trong biểu đồ được lấy ở đâu? – Ở 4 nước: United Kingdom, Sweden, Italy, Portugal
  • Number of factors – Số lượng các đối tượng được nhắc đến trong biểu đồ là bao nhiêu? – 4 yếu tố được nhắc đến
  • Time – Số liệu trong biểu đồ được lấy ở thời điểm nào? – từ năm 1967 đến năm 2007, gồm 5 mốc thời gian

Lấy thời điểm hiện tại là mốc thời gian, các bạn phải xác định thì hiện tại – quá khứ – tương lai để viết bài.

Nếu là quá khứ thì dùng thì quá khứ đơn, nếu là tương lai thì diễn tả bằng thì tương lai – hiện tại, nếu là sự thay đổi kéo dài từ quá khứ đến tương lai thì dùng thì hiện tại hoặc hiện tại hoàn thành để diễn tả.

Ở trong ví dụ này tất cả các mốc thời gian đều trước năm 2022, vì vậy chúng ta dùng thì quá khứ để diễn đạt.

  • Unit of measurement – Đơn vị đo của số liệu trong biểu đồ là gì? – In metric tonnes (đơn vị là tấn)

Bước 2: Viết Introduce
Các bạn cần paraphrase lại đề bài, tránh tuyệt đối sao chép lại đề bài. Thường có hai cách như sau:

Cách 1: Sử dụng từ các cụm đồng nghĩa, đôi khi cũng có thể sử dụng cả các từ trái nghĩa

Ví dụ:

Show = compare = illustrate

From… to = between… and… = over a period of… years starting from…

Cách 2: Thay đổi bằng cấu trúc ngữ pháp khác

Ví dụ: Chuyển câu chủ động thành câu bị động hoặc ngược lại

Ở ví dụ trên, đề bài là: The line graph below shows the average carbon dioxide (CO2) emissions per person in the United Kingdom, Sweden, Italy and Portugal from 1967 to 2007.

→ Introduce: The line graph illustrates the amounts of CO2 emitted by each person in four countries over a period of 40 years starting from 1967.

Bước 3: Viết Overview
Các bạn cần xác định 2 điểm nổi bật nhất của biểu đồ để viết ra được câu văn mang tính tổng quát, có thể chọn trong các ý sau:

Đặc điểm xu hướng chung: Xu hướng của các đường như nào: tăng, giảm hay không dao động nhiều (ổn định).

Sự thay đổi vượt trội: Đường nào tăng nhiều nhất, giảm nhiều nhất? Hoặc đường nào có số liệu lớn nhất, thấp nhất. Hãy cố gắng tìm ra điểm đặc biệt nhất của biểu đồ để gây ấn tượng với ban giám khảo.

Lưu ý rằng ở trong phần này các bạn không được đưa số liệu cụ thể vào vì đó sẽ là nhiệm vụ của phần Body (thân bài) ở phía sau.

Đây là phần rất quan trọng của bài viết, vì vậy nếu không viết Overview, các bạn sẽ chỉ được nửa số điểm của cả bài. Tuy nhiên các bạn chỉ nên viết khoảng 1-2 câu về phần này để tránh lãng phí thời gian: Câu 1 sẽ miêu tả đặc điểm số 1. Câu 2 sẽ miêu tả đặc điểm số 2 và thường thêm vào đầu câu các từ như In addition/ Furthermore,…

Một số từ vựng IELTS Writing Task 1 Line graph phổ biến:

Looking at the chart/ It is clear that… / Obviously,…/ It is obvious that… / As can be seen from the graph / chart,… ở đầu đoạn để người đọc có thể dễ dàng nhận biết rằng đây là phần Overview.

Các từ miêu tả xu hướng như: increase, rise, climb, oscillate >< decrease, decline, dwindle, unchanged. Nếu tất cả các số liệu cùng chung một xu hướng cùng tăng hoặc cùng giảm, các bạn có thể sử dụng cấu trúc như: The numbers/ percentages/ amounts …. of A, B, C and D increase/ decrease over the period shown.

Cấu trúc While + mệnh đề, mệnh đề thường sử dụng miêu tả xu hướng trái ngược. Ví dụ như While the numbers/percentages… of A and B decrease, the figures for C and D increase.

Sử dụng cấu trúc so sánh hơn nhất để thể hiện số liệu cao nhất trên biểu đồ.

Hoặc có thể miêu tả sự thay đổi của đường có sự chênh lệch số liệu giữa điểm đầu và điểm cuối cao nhất (đường có sự thay đổi lớn nhất trên biểu đồ)

→ Ở ví dụ trên, các bạn có thể viết phần Overview như sau:

As can be seen from the graph, each Swedish or UK person released less CO2 over the period researched, but CO2 emissions in Italy and Portugal showed a rise. UK citizens are responsible for the most CO2 emissions of all time.

Bước 4: Chọn ý tưởng và viết Body 1& Body 2

Các bạn hãy viết khoảng 4-5 câu cho mỗi Body. Dựa vào số đường trong biểu đồ, chúng ta có hai cách chọn ý tưởng cho phần thân bài tạo thành 2 đoạn như sau:

Cách 1: Áp dụng cho cả bài từ 3 đường trở xuống và bài từ 3 đường trở lên, các bạn nhóm thành 2 mốc thời gian để so sánh. Ưu điểm của cách này đó là chúng ta có thể so sánh được các đối tượng trong cùng một khoảng thời gian.

  • Body 1: So sánh trong khoảng thời gian từ đầu – giữa

Miêu tả số liệu của các đối tượng ở năm đầu tiên cho đến khoảng thời gian ở giữa mà có sự thay đổi nổi bật ( có sự đổi hướng chiều của đường, tăng mạnh hoặc đang tăng mà giảm,…). Các bạn hãy mô tả từ số liệu cao nhất đến số liệu thấp nhất.

  • Body 2: So sánh trong khoảng thời gian giữa – cuối

Các bạn cần phải nhấn mạnh sự thay đổi về xu hướng của các đường, đồng thời mô tả chi tiết từng đường và từng xu hướng.

Cách 2:  Các bạn nên nhóm thành 2 xu hướng để miêu tả. Đây là một lựa chọn tốt cho những biểu đồ có nhiều đường bởi nó sẽ giúp các bạn tránh bị rối.

  • Body 1: Nhóm các đường có cùng xu hướng tăng để miêu tả từ đầu đến cuối.
  • Body 2: Nhóm các đường có cùng xu hướng giảm hoặc ổn định để miêu tả.

Body được cho là phần quan trọng nhất của bài viết. Đây là linh hồn của bài viết, là phần nhiều những gì các bạn thể hiện ra trên giấy để ban giám khảo đánh giá khả năng của bạn.

Ở trong phần này, bạn không chỉ phải vận dụng tất cả các kỹ năng từ phân tích, tổng hợp đến vốn từ vựng, khả năng vận dụng các cấu trúc ngữ pháp chính xác hợp lý, mà còn cần phải sử dụng câu từ thật “uyển chuyển” để bài viết có tính liên kết, mạch lạc, rõ ràng. Vì vậy để đạt được band writing cao, các bạn hãy thường xuyên trau dồi vốn từ vựng và các kỹ năng cần thiết.

Ở ví dụ trên, là biểu đồ lớn hơn 3 đường, chúng ta có thể chọn cách 1 để miêu tả

  • Body 1: In 1967, about 11 tonnes of CO2 were generated by a UK citizen, followed by 9 tonnes in Sweden. For comparison, each Italian emits more than 4 tonnes, about three times more than the Portuguese.
  • Body 2: From that point on, the average CO2 emissions in the UK gradually fell below 9 tonnes while the figure in Sweden, after increasing by 1 tonne in the first decade, also fell moderately to less than 6 tonnes at the end of the decade period. In contrast, each person in Italy emits more CO2 with a figure that increased to almost 8 tonnes in 2007, compared with an equally significant increase of about 6 tonnes in Portugal.

Bước 5: Hoàn thành bài viết

Sau khi đã áp dụng các cách viết biểu đồ đường trong IELTS và cho ra một các phần hoàn chỉnh, bạn cần ghép các phần ấy lại và sau cùng là kiểm tra lại toàn bài.

Lưu ý các lỗi sai hay gặp phải:

  • Không được đưa ý kiến cá nhân vào bài mà chỉ miêu tả đúng những gì biểu đồ có. Nên nếu các bạn đưa ý kiến cá nhân của mình vào thì sẽ trở thành bài viết mang tính phỏng đoán, thậm chí là “sai sự thật”.
  • Overview không đưa ra được thông tin cần thiết, chưa chỉ ra được điểm nổi bật nhất trong biểu đồ.
  • Miêu tả chi tiết từng đường. Cách viết tràn lan này sẽ làm cho bài viết của các bạn không thể hiện rõ được sự so sánh giữa các đối tượng, hơn nữa sẽ khiến cho người đọc không có cái nhìn khái quát về biểu đồ. Các bạn chỉ tập trung vào miêu tả sự tăng giảm của từng đối tượng mà quên so sánh sự chênh lệch giữa chúng. Vì vậy, các bạn hãy học cách kết hợp hai vấn đề này với nhau để vừa làm rõ được sự tăng giảm cũng như mối quan hệ giữa các đối tượng nhé
  • Nhét quá nhiều thông tin về mốc thời gian, địa điểm vào trong câu sẽ gây loạn cho người đọc, đồng thời không thể hiện được tính logic trong tư duy của bạn. Và vì thế nên bài viết sẽ không được đánh giá cao.

Lỗi nhầm lẫn khi sử dụng thì trong bài viết rất phổ biến bởi nhiều thí sinh chủ quan không chú ý đến mốc thời gian, luôn cho rằng cứ trong biểu đồ Line graph thì luôn dùng thì quá khứ.

3. Bài mẫu

Đề bài mẫu: The graph below gives information about the percentage of the population in four Asian countries living in cities from 1970 to 2020, with predictions for 2030 and 2040.

Summarize the information by selecting and reporting the main features and making comparisons where relevant.

ielts writing band 9

The line chart shows how urban residency has changed in four Asian countries from 1970 to 2040. Overall, it is clear that urban living will increase in all countries, especially in Malaysia and the Philippines. By 2040, Malaysia will have the highest percentage of people living in cities.

In 1970, the Philippines and Malaysia had similar urban residency rates, around 31% and 30% respectively. Thailand and Indonesia had lower rates, with Thailand at 19% and Indonesia at 12%. Over the next 20 years, Malaysia’s rate went up and down, surpassing the Philippines around 40% before rapidly increasing in 1990. It is projected to reach over 80% by 2040. On the other hand, the Philippines saw a moderate decline after 1980 but is expected to recover and reach above 50% by 2040.

Indonesia has seen significant growth in urban residency, surpassing Thailand in 2000 (28%) and the Philippines in 2010 (42%). It is projected to reach 55%, the second-highest among all countries. Finally, Thailand has experienced a gradual increase and is currently around 30%. It is expected to rise to over 40% in the next 17 years. (186 words)

Đọc thêm: Từ vựng chủ đề Technology (Công nghệ) IELTS ăn trọn điểm

0 Reviews

Write a Review

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *