tip học ielts reading nhanh hiệu quả

8 tips tự học IELTS Reading hiệu quả tại nhà

Học IELTS Reading như thế nào cho hiệu quả? Tài liệu học IELTS Reading? Phương pháp và thời gian học IELTS Reading như thế nào để đạt được band điểm đặt ra?

Một số vấn đề bạn có thể gặp phải khi học IELTS Reading:

  • Bài đọc dài quá dễ gây nản
  • Bài đọc có quá nhiều từ vựng học thuật
  • Không kiểm soát được thời gian khi làm bài
  • Bạn không hiểu câu hỏi
  • Bạn chưa có nhiều từ đồng nghĩa

Trong bài viết hôm nay IPEN ENGLISH xin chia sẻ 8 tips tự học IELTS Reading tại nhà mà bạn có thể thử áp dụng nhé.

Cấu trúc bài thi IELTS Reading

Bài thi IELTS Reading gồm: 3 passage (nghĩa là bạn cần đọc 3 bài đọc khác nhau)

Thời gian: 60 phút (bạn sẽ có 60 phút để đọc bài và trả lời tất cả các câu hỏi)

Các dạng câu hỏi chính trong phần thi IELTS Reading:

  • Short Answer Questions
  • Sentence Completion
  • Summary Completion
  • Table/Flow-chart/Plan/Map/Diagram Completion
  • True/False/Not Given – Yes/No/Not Given
  • Matching Features
  • Matching Sentence Endings
  • Matching Headings
  • Which paragraph contains …
  • Multiple Choice

Các bước làm 1 bài IELTS Reading

Sau đây là các bước làm một bài IELTS Reading mà bạn có thể tham khảo. Bạn có thể đọc bài trước sau đó trả lời câu hỏi, hoặc bạn có thể đọc câu hỏi trước → gạch chân từ khóa → tìm từ khóa đó trong bài → đọc đoạn chứa từ khóa để tìm đáp án.

Mỗi bạn phù hợp với mỗi cách làm bài khác nhau nên bạn cứ theo phương pháp mà bạn cảm thấy phù hợp nhé.

tu-hoc-ielts-reading-nhu-the-nao
Các bước làm 1 bài IELTS Reading
  • Bước 1: Đọc tiêu đề. Bạn đừng coi thường những dòng tiêu đề ngắn ngủi này nhé! Vì nó sẽ giúp bạn hiểu một cách bao quát nhất toàn bài đọc phía dưới, về chủ đề mà bài IELTS Reading đó đang nói tới.
  • Bước 2: Đọc và gạch chân từ khóa (keywords) trong câu hỏi (Hiểu được câu hỏi và tìm được keywords sẽ giúp bạn dễ dàng tìm vị trí đáp án ở trong bài đọc.)
  • Bước 3: Tìm từ khóa vừa gạch chân trong bài đọc (Lưu ý: Phần lớn từ khóa đã được paraphrase nên bạn cố gắng tích lũy từ đồng nghĩa trong suốt quá trình học nhé)
  • Bước 4: Đưa ra câu trả lời và tô phiếu đáp án

Đó là một số điều bạn nên biết trước khi học IELTS Reading, đặc biết là vô cùng cần thiết đối với những bạn mới bắt đầu tự học IELTS Reading tại nhà.

Vậy, làm thế nào để có thể làm trả lời các câu hỏi đạt mục tiêu IELTS Reading bạn đã đặt ra?

Sau đây, sẽ là 8 TIPS TỰ HỌC IELTS READING HIỆU QUẢ NHẤT TẠI NHÀ mà Mình thấy phù hợp với bản thân và nhiều bạn học viên:

8 tips tự học IELTS Reading hiệu quả

#TIP 1: Lập thời gian biểu

Một kế hoạch học tập cụ thể, chi tiết sẽ là một yếu tố quan trọng giúp bạn đạt được kết quả bản thân mong muốn. Bởi vậy mà, theo cá nhân Mình thì LẬP THỜI GIAN BIỂU ngay từ ban đầu là điều vô cùng cần thiết và quan trọng giúp bạn rất nhiều trong quá trình TỰ HỌC IELTS READING TẠI NHÀ đạt hiệu quả cao nhất.

Mình biết các bạn học IELTS ở rất nhiều độ tuổi và trình độ khác nhau. Nếu bạn là sinh viên năm 1 chẳng hạn, thời gian rảnh dỗi sẽ nhiều. Nhưng nếu bạn là người đang đi làm, có thể bạn chỉ học được vào buổi tối mà thôi. Do đó, mà mỗi người sẽ có một kế hoạch khác nhau, một thời gian biểu học IELTS khác nhau.

Bạn hãy ngồi xuống, viết lại lịch học tập/công việc của mình xuống 1 tờ giấy, chọn cho bản thân một khoảng thời gian lý tưởng nhất, phù hợp để tự học nhé.

Bạn có thể tham khảo bài viết Kinh nghiệm tự học IELTS tại nhà để xem các phương pháp mình đã áp dụng khi tự học IELTS nhé.

Mình hy vọng là từ bài viết đó, Mình sẽ giúp bạn tìm ra được cách học và làm việc tại nhà hiệu quả hơn.

#TIP 2: Kỹ năng Skimming, Scanning và Underlining Keywords

ky-nang-tu-hoc-ielts-reading

  • Skim: Đọc lướt qua các ý chính của bài (ví dụ như đọc các topic sentences và concluding sentences để nắm ý chính của đoạn văn)
  • Scan: Đọc bài viết thật nhanh với mục đích tìm kiếm dữ liệu, thông tin cụ thể (như các con số, tên người, …)
  • Underline keywords: Tìm và gạch chân những từ khóa quan trọng

Skimming, scanning hay underlining keywords là những kỹ năng mà bạn nên biết cũng như luyện tập hằng ngày. Skimming và scanning là 2 trong số các kỹ năng quan trọng nhất trong khi làm bài thi IElTS Reading. Đặc biệt, với những bạn mới bắt đầu học IELTS, bạn hãy tìm hiểu những kỹ năng này, thay vì cố gắng đọc hết cả bài hay cố hiểu hết tất cả từ vựng của bài đọc đó.

kinh-nghiem-hoc-tu-vung-hieu-qua-4

Bạn hãy luyện tập các kỹ năng này hằng ngày để quá trình tự học IELTS Reading tại nhà hiệu quả hơn nhé!

Đọc thêm: Từ vựng IELTS theo chủ đề Government Spending

#TIP 3: Học theo dạng bài

Bài thi IELTS Reading có khá nhiều dạng bài; mỗi dạng bài sẽ có các kiểu câu hỏi khác nhau. Nhìn chung chiến thuật làm các dạng bài vẫn khá giống nhau, theo các bước cơ bản:

  • Đọc câu hỏi + gạch chân từ khóa
  • Scan + Skim để tìm được từ khóa đó trong bài
  • Đọc đoạn chứa từ khóa và tìm đáp án

Tuy nhiên mỗi dạng bài sẽ có thêm từng chiến thuật riêng mà mình cần lưu ý, bạn hãy học theo dạng bài để hiểu kỹ chiến thuật cho từng dạng nhé, như vậy khi làm 1 test (kết hợp nhiều dạng bài với nhau) bạn sẽ đỡ áp lực hơn.

Sau đây là các dạng bài chính trong IELTS Reading mà bạn cần ôn luyện:

  • Short Answer Questions
  • Sentence Completion
  • Summary Completion
  • Table/Flow-chart/Plan/Map/Diagram Completion
  • True/False/Not Given – Yes/No/Not Given
  • Matching Features
  • Matching Sentence Endings
  • Matching Headings
  • Which paragraph contains …

#TIP 4: Đọc thêm chủ đề yêu thích

Tip này nghe có vẻ là điều hiển nhiên vậy nhỉ?

Tất nhiên, học Reading là phải đọc rồi!

Muốn chiến thắng nỗi sợ ám ảnh về bài đọc IELTS thì chúng ta hãy cố gắng đọc thật nhiều. Các bạn mới bắt đầu học IELTS có thể dễ dàng “bị ngộp” khi nhìn vào đề IELTS Reading – tới 3 passage lận, và bài nào cũng rất là dài!!! Vậy nên ngoài những giờ học IELTS, chúng ta hãy tập cho mình thói quen đọc sách, báo bằng tiếng Anh để giảm bớt áp lực khi chúng ta làm IELTS Reading nhé.

Ngoài những tài liệu là các bài thi IELTS Reading mẫu, thì bạn hãy lên mạng tìm những trang báo, truyện bằng tiếng Anh khác, đọc những chủ đề mà bạn cảm thấy thực sự hứng thú.

Bạn có thể tham khảo các nguồn sau:

  • Báo bbcnews nếu bạn thích đọc tin tức, thời sự
  • Báo healthline hay medicalnewstoday nếu bạn thích các tin về sức khỏe, y tế, thích tích lũy thêm từ vựng về các chủ đề như Obesity, Cancer, today’s health problems, …
  • Đọc các mẩu truyện ngắn bằng tiếng Anh qua website này chẳng hạn

Việc dành ra mỗi ngày khoảng 10-30 phút đọc hàng ngày sẽ giúp chúng ta nâng cao vốn từ vựng cũng như cách tư duy và lối viết của người bản xứ. Hơn thế, khi đọc những trang báo, những chủ đề hay những câu chuyện mà bạn thích, bạn sẽ có xu hướng đọc trong một tâm trạng thoải mái mà không bị áp lực về thời gian nên các từ vựng nó cứ tự trôi vào đầu hay cứ tự in sâu vào bộ não lúc nào không hay.

Tuy nhiên, mình vẫn khuyến khích bạn hãy take note lại những từ vựng hay khi bạn đọc bất cứ thứ gì nhé.

#TIP 5: Nâng cao kỹ năng Paraphrase

Paraphrase là gì? Paraphrase hiểu 1 cách đơn giản là viết lại 1 câu (dùng từ đồng nghĩa, hay các cấu trúc khác,…) mà không làm thay đổi nghĩa của câu gốc. Nếu bạn nào cần tìm hiểu thêm về paraphrase, các bạn có thể đọc thêm các bài viết sau Paraphrase là gì? 

Trong IELTS Reading, người ra đề thường tạo nên câu hỏi bằng cách lấy ra 1 phần thông tin trong bài và paraphrase lại đoạn thông tin đó. Nếu mình có vốn từ đồng nghĩa lớn, mình có thể dễ dàng tìm được đoạn chứa đáp án. Còn nếu kỹ năng paraphrase của mình còn yếu, mình sẽ tốn rất nhiều thời gian tìm đáp án, và có khi mình còn không tìm thấy đoạn đó nữa!

Vậy nên việc luyện tập kỹ năng paraphrase hằng ngày là điều vô cùng cần thiết đối với mỗi sĩ tử ôn thi IELTS. Vậy luyện như thế nào?

Sau khi giải xong 1 bài đọc IELTS Reading, thay vì chỉ dò đáp án rồi chuyển qua giải bài khác, chúng ta hãy dành thời gian phân tích lại câu hỏi + đoạn chứa đáp án để ghi chú lại từ đồng nghĩa nhé.

Đây là cách 1 bạn học paraphrase sau khi bạn ấy giải xong 1 passage.

Cách 1 bạn học từ đồng nghĩa trong IELTS Reading

#TIP 6: Lập bảng từ vựng                 

Với những bạn mới bắt đầu, từ vựng có thể là nỗi ám ảnh cực hình, đặc biệt là từ vựng học thuật như các từ trong bài đọc Reading.

Mình biết với những bạn mới bắt đầu, khi làm một bài test Reading, bạn có thể cảm thấy “ngộp” trước lượng từ mới, giống như kiểu đọc câu nào cũng không hiểu, và đôi khi còn chẳng biết bài đọc này đang nói về cái gì nữa!!!.

Vậy nên, mỗi khi giải xong 1 bài, bạn hãy lập cho mình một bảng từ vựng riêng. Hoặc có thể là, từ những chủ đề của bài đọc đó, bạn hãy tìm hiểu thêm các từ vựng cùng chủ đề đó nữa. Rồi ghép chúng vào ngữ cảnh phù hợp hay tìm cho bản thân một phương pháp học từ vựng một cách hiệu quả nhất nhé!

Dưới đây là hình ảnh 1 bạn học từ vựng IELTS Reading:

cach-hoc-tu-vung-ielts-reading
Cách bạn ấy ghi chú từ vựng IELTS Reading

#TIP 7: Phân tích lại đáp án, đặc biệt đáp án mình làm sai

Đã bao giờ bạn tự hỏi:

  • Tại sao mình lại sai câu này nhỉ?
  • Mình tìm đúng đoạn mà sao vẫn chọn sai?

Để hiểu được lỗi sai và tránh gặp lại những lỗi này trong các bài IELTS Reading khác thì mình hay tự đặt ra câu hỏi đó mỗi khi làm sai.

Ví dụ: (cam 7 test 1- pas1)

Questions 1. Which paragraph contains the following information (Đoạn văn nào chứa những thông tin dưới đây)

  1. examples of wildlife other than bats which do not rely on vision to navigate by Keywords: examples, other than bats, not rely on vision

Trong đoạn văn B, người viết nói: “ …How to find their way and find their prey in the abscence of light. Bats are not the only creatures to face this difficulty today. Obviously….” Sau đó tác giả kể ra một vài tên loài côn trùng và cá ở những câu tiếp theo

=> Đáp án B, mà mình lại chọn A → Mình hãy phân tích thật kỹ tại sao lúc đó mình lại chọn A? Mình dựa vào từ khóa nào? … → Mình nhớ ghi chú lại, tài sao câu đó mình sai (Mình chưa hiểu kỹ câu hỏi? Mình tìm sai đồng nghĩa?, …)

Với mình , đây là phần quan trọng nhất và không thể bỏ qua được. Vì nếu như bạn chỉ làm mà không phân tích lỗi sai thì ắt hẳn lần sau mình có thể sẽ mắc lại lỗi đó.

#TIP 8: Phân bổ thời gian hợp lý

Nếu bạn là beginners – mới bắt đầu ôn luyện IELTS Reading, thì bạn có thể không cần căn thời gian làm bài – bạn chỉ cần tập trung cũng cố từ vựng, cách giải từng dạng là được rồi.

Tuy nhiên, khi bạn đã bước vào giai đoạn luyện đề, bạn nên bắt đầu học cách căn thời gian để tập quen với áp lực khi thi.

Chúng ta chỉ có 60 phút để hoàn thành 3 passage (tính cả thời gian chuyển đáp án), vậy nên mục tiêu của chúng ta sẽ là:

  • Passage 1: 15 phút
  • Passage 2: 18-20 phút
  • Passage 3: 20-23 phút
  • Thời gian còn lại (khoảng 5 phút) dành để chuyển đáp án.

Trên đây chính là 8 TIPS TỰ HỌC IELTS READING HIỆU QUẢ NHẤT CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU. Tất cả được rút là từ kinh nghiêm bản thân của mình trong quá trình tự học IELTS. Hy vọng nó hữu ích với bạn và giúp bạn tự tin học IELTS Reading từng ngày nhé!

Nếu bạn có thêm kinh nghiệm tự học IELTS Reading tại nhà, bạn có thể chia sẻ với IPEN ENGLISH ở phần Bình luận bên dưới nhé ♥

Đọc thêm: Bài mẫu và bí quyết làm bài Writing Task 1 Biểu đồ đường (Line graph)

0 Reviews

Write a Review

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *